Bất động sản công nghiệp là điểm sáng
Sáng 29.1 (mùng 1 Tết Ất Tỵ 2025), giá USD thế giới giảm nhẹ. Chỉ số USD-Index xuống 107,65 điểm, thấp hơn hôm qua 0,05 điểm, đạt 107,7 điểm, tăng 0,3 điểm so với hôm qua. Trong nước, giá USD kết thúc tháng đầu tiên của năm mới giảm. So với đầu năm, giá USD trong ngân hàng thương mại niêm yết trước kỳ nghỉ tết đồng loạt đi xuống như Vietcombank còn mua vào 24.800 đồng, bán ra 25.300 đồng, giảm 300 - 320 đồng. Tương tự, giá USD tự do cũng giảm từ 180 - 200 đồng so với đầu năm, xuống còn mua vào 25.500 đồng và bán ra còn 25.600 đồng. Giá USD thế giới đầu năm đã tăng vọt nhưng tuần cuối tháng quay đầu đi xuống. Chỉ số USD-Index sau khi vọt lên trên 109 điểm thì giảm trở lại. Đặc biệt, sau khi Tổng thống Donald Trumph chính thức nhậm chức và tuyên bố sẽ giảm lãi suất. Dù vậy, những lo ngại về chính sách tăng thuế hàng hóa nhập khẩu như tuyên bố trước đó của Tổng thống mới này vẫn khiến đồng USD duy trì ở mức cao. Mới đây, tờ Financial Times đưa tin ông Scott Bessent - người đã được phê chuẩn làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ - ủng hộ việc áp dụng dần dần thuế quan đối với hàng nhập khẩu của Mỹ, bắt đầu từ mức 2,5%. Tổng thống Donald Trump đã làm gia tăng lo ngại khi bình luận ông đang cân nhắc áp thuế đối với mọi thứ từ thép, đồng đến chip bán dẫn và thậm chí ông cho biết muốn mức thuế "lớn hơn nhiều" so với mức 2,5%. Thông báo của Tổng thống Trump về kế hoạch áp thuế đối với nhiều loại hàng hóa đã khơi lại những lo ngại từng bao trùm thị trường tiền tệ trong giai đoạn trước khi ông nhậm chức. Từ đó, nhiều dự báo đồng bạc xanh trong năm 2025 vẫn còn diễn biến khó lường và tiếp tục theo hướng ở mức cao khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cũng sẽ không mạnh tay giảm lãi suất...5 thiết kế không thay đổi sau nhiều năm
Lễ khai mạc có sự tham dự của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk, TP.Buôn Ma Thuột và các địa phương; Tổng Giám đốc Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) - bà Vanusia Nogueira; đại diện các Bộ, ban, ngành trung ương, đoàn ngoại giao, tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp cùng đông đảo phóng viên báo chí trong và ngoài nước. Với những nội dung đặc sắc ca ngợi con người, vùng đất Buôn Ma Thuột, tôn vinh những giá trị của cà phê Robusta Buôn Ma Thuột, văn hóa cà phê Việt Nam, Lễ khai mạc đã thu hút hàng ngàn du khách trong nước, quốc tế, người dân địa phương cùng theo dõi ngay tại quảng trường, cũng như qua chương trình truyền hình trực tiếp trên sóng Đài truyền hình Việt Nam - kênh VTV1 & Kênh DRT - Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Lắk, Đài Phát thanh và Truyền hình các tỉnh Tây nguyên.Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 diễn ra từ 9 - 13.3 là sự kiện trọng đại chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10.3.1975 - 10.3.2025). Là một trong những hoạt động quan trọng của kỳ lễ hội năm nay, lễ khai mạc được dàn dựng công phu, quy mô với chương trình nghi lễ trang trọng có sự tham gia của đông đảo các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ ban ngành đoàn thể trung ương, địa phương, các tổ chức, hiệp hội cà phê thế giới và đông đảo mời đến từ hơn 30 quốc gia. Đồng thời, chương trình nghệ thuật đặc sắc tôn vinh hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột và văn hóa cà phê Việt Nam quy tụ hơn 1.500 nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên, sinh viên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, các đoàn nghệ thuật trong nước, quốc tế tham gia.Tại lễ khai mạc, ông Trần Hồng Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã phát biểu chào mừng lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột và nhấn mạnh giá trị của cà phê Việt Nam: "Cà phê là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực Việt Nam, là trụ cột xuất khẩu nông sản quốc gia, khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 không chỉ tôn vinh cà phê Việt Nam, biểu tượng của sáng tạo, thành công mà còn là diễn đàn mang tầm vóc toàn cầu, nơi các quốc gia sản xuất và tiêu dùng cà phê hội tụ, cùng nhau chia sẻ tầm nhìn bền vững cho ngành cà phê thế giới".Cũng trong chương trình Lễ khai mạc, bà Huỳnh Thị Chiến Hòa, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Phó trưởng Ban Chỉ đạo Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 phát biểu: "Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột là sự kiện kinh tế, văn hóa nổi bật của tỉnh Đắk Lắk, qua 8 lần tổ chức đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân, du khách trong nước và quốc tế, trở thành ngày hội để vinh danh những người trồng, sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu cà phê. Với tinh thần đổi mới và sáng tạo, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 hứa hẹn nhiều chương trình ý nghĩa, đặc sắc và hấp dẫn, mang đến quý vị, du khách những trải nghiệm thú vị, được đắm mình vào hương sắc cà phê và những lễ hội văn hóa độc đáo hòa cùng tiếng cồng chiêng trong thời khắc đẹp nhất của tháng 3 Tây nguyên".Đặc biệt, lần đầu tiên tham dự Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột, Bà Vanusia Nogueira - Tổng giám đốc Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO) phát biểu tại lễ khai mạc: "Thay mặt cho Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), tôi tự hào đứng ở đây để cùng quý vị tôn vinh vai trò quan trọng của cà phê và những tác động kinh tế - xã hội sâu sắc của cà phê đối với đời sống của người nông dân địa phương, đặc biệt là ở khu vực Tây nguyên và tỉnh Đắk Lắk. ICO luôn cam kết trong việc hỗ trợ toàn bộ chuỗi giá trị cà phê, cải thiện đời sống, đảm bảo thu nhập ổn định và thịnh vượng cho nông dân, phát triển bền vững về môi trường trong ngành, thúc đẩy tiêu dùng cà phê toàn cầu".Diễn ra đúng vào dịp chào mừng Ngày Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10.3.1975 - 10.3.2025), trong phần nghi lễ khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025, tổ khúc nghệ thuật "Buôn Ma Thuột - 50 năm hòa bình và phát triển" đã đưa đại biểu, người xem cùng hòa chung không khí hào hùng đầy tự hào về tinh thần kiên cường của con người Tây nguyên, và hành trình vươn lên mạnh mẽ của thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột trong nửa thế kỷ qua để trở thành "Điểm đến của cà phê thế giới".Đặc biệt, ngay trong lễ khai mạc Lễ hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chính thức trao Chứng nhận "Tri thức trồng và chế biến cà phê Đắk Lắk" là Di sản Văn hóa phi Vật thể Quốc gia cho tỉnh Đắk Lắk. Đây là niềm vui mừng, phấn khởi của người nông dân trồng cà phê nói riêng cũng là niềm vinh dự, tự hào của ngành cà phê, của tỉnh Đắk Lắk nói chung. Sự kiện này mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khẳng định giá trị di sản đặc biệt của cà phê Đắk Lắk, cũng như ghi nhận sự đóng góp to lớn của những người nông dân trồng trọt, người chế biến cà phê… đã cống hiến chung tay tạo nên sự phát triển của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và ngành cà phê Việt Nam nói chung trên toàn cầu.Lấy thông điệp "Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới" làm chủ đề, chương trình nghệ thuật lễ khai mạc lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột năm nay không những tạo một ấn tượng mạnh mẽ với du khách, người yêu cà phê về một chương trình nghệ thuật đặc sắc được dàn dựng công phu mà còn khơi dậy niềm tự hào sâu sắc về vùng đất, con người, văn hóa cà phê Buôn Ma Thuột trên hành trình vươn mình trở thành "Thành phố cà phê của thế giới". Đây là lần đầu tiên Ban Tổ Chức Lễ hội giao trọng trách cho Tập đoàn Trung Nguyên Legend phối hợp tổ chức Lễ khai mạc với mong muốn tạo nên một Lễ khai mạc đặc sắc, giàu tính mới, hấp dẫn để Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột thật sự là "Điểm đến của cà phê thế giới".Những phần trình diễn đầy màu sắc văn hóa Tây nguyên kết hợp tinh tế giữa âm nhạc, ánh sáng, nghệ thuật cùng sự tham gia của đông đảo nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên, sinh viên địa phương, trong nước, quốc tế trên không gian sân khấu hóa được tạo hình đẹp mắt kết hợp yếu tố truyền thống và công nghệ hiện đại không ngừng cuốn hút người xem.Gồm ba chương "Buôn Ma Thuột - Khát vọng vươn xa", "Buôn Ma Thuột - Hạt vàng đen Robusta" và "Buôn Ma Thuột - Thành phố Cà phê", chương trình nghệ thuật đưa người xem đắm mình hoàn toàn vào không gian văn hóa, đời sống cà phê Tây nguyên, qua đó, khám phá hành trình cây cà phê cùng con người nơi đây kiên cường, không ngừng nỗ lực vươn lên để góp phần đưa Buôn Ma Thuột trở thành "Thủ phủ cà phê toàn cầu". Từ tiết mục múa "Những dấu chân khai phá" trong chương "Buôn Ma Thuột - Khát vọng vươn xa" với những điệu múa cồng chiêng mạnh mẽ và âm hưởng Tây nguyên hào sảng đã mang đến một không gian Tây nguyên hùng tráng, đầy khát vọng. Hành trình phát triển của vùng đất đỏ bazan màu mỡ cách đây 160 triệu năm, nơi những người con Tây nguyên đã đi khai sơn phá thạch, gìn giữ mảnh đất cao nguyên hùng vĩ và cùng nhau kiến tạo một nền văn hóa đặc sắc được tái hiện một cách rõ nét.Chương "Buôn Ma Thuột - Hạt vàng đen Robusta" tiếp tục đem đến sự bùng nổ cảm xúc và năng lượng mạnh mẽ. Qua màn trình diễn nghệ thuật kết hợp pha chế cà phê cùng những ly cà phê tuyệt ngon được trao đến đại biểu, khán giả ngay trong chương trình đã tạo dấu ấn đặc biệt cho người xem. Giá trị của hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột được khẳng định và tôn vinh bởi những phẩm chất khác biệt, đặc biệt, lấp lánh như những hạt vàng đen đã chinh phục người tiêu dùng trong nước và thế giới, trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực "bùng nổ trên toàn cầu" và đưa Việt Nam trở thành cường quốc sản xuất, xuất khẩu cà phê Robusta lớn bậc nhất thế giới.Khép lại với chương "Buôn Ma Thuột - Thành phố Cà phê", chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội mở ra bức tranh tương lai triển vọng của thủ phủ Buôn Ma Thuột với quyết tâm "nâng tầm giá trị cà phê không chỉ là một thức uống thông thường mà trở thành cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật đến cà phê triết đạo". Những màn trình diễn sôi động, nhiệt huyết của các diễn viên trẻ đưa khán giả cảm nhận nhịp sống sôi động của một thành phố giàu tiềm năng đang vươn mình mạnh mẽ để trở thành Thành phố cà phê của thế giới. Tự hào tiếp nối hành trình phát triển, thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột không chỉ vùng đất trồng cà phê mà sẽ là nơi định hình và lan tỏa văn hóa cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới.Với thông điệp Buôn Ma Thuột - "Điểm đến của cà phê thế giới", Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột không chỉ là dịp tôn vinh ngành cà phê mà còn thúc đẩy phát triển du lịch, thương mại và đầu tư cà phê bền vững. Tiếp nối chương trình khai mạc, nhiều hoạt động hấp dẫn tiếp tục diễn ra như hội chợ triển lãm chuyên ngành Cà phê và sản phẩm OCOP, Hội nghị giao thương quốc tế - Kết nối nâng tầm cà phê Việt, cùng nhiều hoạt động du lịch văn hóa hưởng ứng trên toàn tỉnh hứa hẹn mang đến lễ hội cà phê đặc sắc, quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột và tạo dựng hình ảnh về một Đắk Lắk năng động, phát triển với thế giới.
Mạng xã hội phát cuồng khi con trai Messi ghi 5 bàn cho đội trẻ Inter Miami
Sinh năm 1965 tại Hà Nội, cô Phạm Thị Hiền sớm phải đối diện với khó khăn khi một cơn sốt bại liệt năm hơn 1 tuổi đã cướp đi khả năng vận động, khiến cho cuộc sống của cô trở thành một cuộc chiến không ngừng nghỉ. Dù cơ thể bị khiếm khuyết, nhưng trái tim của cô chưa bao giờ chịu khuất phục. Chính sự kiên cường, cùng tình yêu thương vô hạn từ gia đình đã giúp cô Hiền vượt qua những tháng ngày đau đớn, mặc dù di chứng của bệnh vẫn bám theo suốt cuộc đời.Từ những ngày đầu tập tễnh với nghề may, cô Hiền không ngừng học hỏi, vươn lên để trở thành một tấm gương sáng về nghị lực và sự cống hiến. Tham gia Hội Người khuyết tật Q.Hoàn Kiếm từ năm 2009, cô Hiền đã giúp đỡ những người cùng hoàn cảnh, tạo cơ hội việc làm và phát triển các dự án mang lại lợi ích bền vững cho người yếu thế. Một trong những dự án tiêu biểu chính là "Hoa vải tái chế tạo sinh kế cho phụ nữ khuyết tật".Cô Phạm Thị Hiền kết nối với các nhà xưởng, đơn vị thời trang may mặc đồng hành hỗ trợ phụ nữ khuyết tật. Những tấm vải vụn đủ kích cỡ, màu sắc thường bỏ lại sau may vá, không có giá trị sử dụng, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đã được những "người thợ đặc biệt" tạo thành sản phẩm ý nghĩa.Tại xưởng tái chế vải vụn, cô Phạm Thị Hiền tận tình hướng dẫn, chỉ dạy các hội viên nữ gia công sản phẩm hoàn thiện. Dưới bàn tay khéo léo và tâm huyết của hội viên phụ nữ trong Hội Người khuyết tật Q.Hoàn Kiếm, tấm vải vụn thô ban đầu biến hóa thành sản phẩm nghệ thuật độc đáo. Đó có thể là những bông hoa đủ sắc màu, chiếc nơ nhỏ xinh, giỏ hoa, chiếc khẩu trang hay bức tranh xinh đẹp… Vừa trực tiếp giảng dạy, cô Hiền còn chủ động tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm.Cô Hiền chia sẻ: "Những phụ nữ khuyết tật thường cảm thấy tự ti, không có cơ hội tham gia vào các hoạt động xã hội, thậm chí còn bị phân biệt đối xử. Tôi muốn tạo ra một sân chơi, nơi mà họ không chỉ có việc làm mà còn được thể hiện sự sáng tạo, được công nhận và tôn vinh".Dự án này không chỉ giúp chị em khuyết tật có nguồn thu nhập ổn định mà còn góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. Năm 2024, dự án đã vinh dự đạt giải khuyến khích cuộc thi "Phụ nữ thủ đô Khởi nghiệp sáng tạo - Chuyển đổi xanh". Đây không chỉ là sự ghi nhận cho những nỗ lực bền bỉ mà còn là động lực để cô Hiền và các thành viên tiếp tục mở rộng mô hình, giúp đỡ thêm nhiều người yếu thế.Với ước mơ mở rộng quy mô dự án, đào tạo nghề cho nhiều người khuyết tật hơn nữa, cô Hiền luôn cố gắng nỗ lực để có được sự đồng hành từ các mạnh thường quân, tổ chức phi Chính phủ và cộng đồng. Sự đóng góp dù nhỏ cũng có thể giúp những người yếu thế có được cuộc sống tốt đẹp hơn, tự tin hơn và không bị bỏ lại phía sau.Chương trình Trạm yêu thương, chủ đề "Hành trình rực rỡ" kể câu chuyện về cô Phạm Thị Hiền, một người phụ nữ dũng cảm và kiên cường, hình mẫu cho nghị lực vươn lên trong cuộc sống, lan tỏa tình yêu thương dành cho cộng đồng người khuyết tật, phát sóng vào 10 giờ ngày 15.2 trên kênh VTV1.
Pelli Clarke & Partners (PCP) được thành lập năm 1977 bởi kiến trúc sư César Pelli tại New York. PCP nổi tiếng với những thiết kế hướng tới sự sáng tạo, đột phá, đồng thời hài hòa các chức năng sống, làm việc và dịch vụ tích hợp.
'Điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt bằng phương pháp mới, không phẫu thuật'